Sủi cảo là món ăn truyền thống nguồn gốc từ Trung Quốc và nhanh chóng du nhập vào Việt Nam, trở thành món ngon yêu thích của nhiều người. Điều khiến cho sủi cảo cuốn hút mọi thức khách đều nhờ vào vỏ bánh cán mỏng, hấp chín dẻo dai, nhân thịt, rau, hành thơm lừng, đậm đà.
Tết sắp đến rồi, chị em hãy cùng nhau trổ tài làm những chiếc bánh sủi cảo thơm ngon ăn giải ngấy sau những ngày liên tục ăn bánh chưng, thịt gà.
1. Bánh sủi cảo xuất xứ từ đâu? Ý nghĩa như thế nào?
Vào thời Đông Hán Trung Hoa thời xưa, Trọng Cảnh là thầy thuốc nổi tiếng về Y học Cổ truyền. Cách đây 1800 năm, Trọng Cảnh trở về ngôi làng quê hương của mình sau thời gian dài, đúng lúc bệnh dịch đang hoành hành. Nhiều người dân nghèo khổ phải chịu cảnh giá rét, thiếu áo ấm, tay chân tê cóng. Thấy vậy, Trọng Cảnh quyết tâm tìm ra cách giúp họ thoát khỏi tình trạng lạnh giá.
Ông nấu thịt cừu băm, ớt đen và một số loại dược liệu tốt cho sức khỏe, trộn lên rồi gói trong lớp bột mỏng, tạo hình như đôi tai rồi luộc chín. Người ốm yếu được phát hai chiếc bánh cùng bát canh ấm nóng. Vài ngày sau, dịch bệnh được kiểm soát, mùa đông lạnh không còn gây khó khăn nữa. Từ đó, người dân áp dụng công thức bánh của Trọng Cảnh, bổ sung thêm thịt, rau dùng ăn mừng Tết Nguyên Đán.
Sủi cảo trở thành món ăn truyền thống mỗi dịp đón Tết Nguyên Đán tại miền Bắc Trung Quốc, thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Đêm giao thừa là khoảnh khắc mọi thành viên gia đình quây quần cùng nhau thưởng thức món bánh này. Đặc biệt ngày mùng 1 của năm mới, cả nhà vừa làm sủi cảo vừa hàn huyên trò chuyện, rộn ràng đầy tiếng cười.
Từ hình dáng đến phần nhân, sủi cảo đều hướng đến ý nghĩa văn hóa, bày tỏ ý nguyện về cuộc sống tốt đẹp hơn, mong muốn phước lành cho một năm mới bình an. Không chỉ vậy, ăn sủi cảo mang ý niệm tăng may mắn về túi tiền rủng rỉnh, từng chiếc bánh giống như thỏi vàng, bạc tượng trưng sự giàu có, sống sung túc.
Hiện nay, sủi cảo có nhiều phiên bản nhân khác nhau, tương ứng với từng ý nghĩa. Nhân cần tây: lời cầu chúc cho mọi người dồi dào sức khỏe, vui vẻ, hòa thuận, hạnh phúc. Nhân thịt heo bắp cải: lời chúc phúc cho cuộc sống luôn luôn hạnh phúc, tình yêu bền chặt giữa các cặp vợ chồng son. Nhân nấm: thể hiện sự phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống, mong muốn trẻ em học hành tiến bộ. Nhân cá: thể hiện mỗi năm đều đủ lương thực, không còn đói kém.
2. Công thức làm sủi cảo tại nhà cùng nồi chiên hơi nước DINGO DSF16 PRO
Sủi cảo hay còn có tên gọi khác là bánh chẻo, có phần vỏ bột dẻo dai bọc bên ngoài, bên trong là nhân thịt đậm đà, ngọt tự nhiên. Thay đổi phần nhân linh hoạt sẽ giúp bạn có công thức bánh chẻo khác nhau, giúp bạn có thêm sáng tạo khác nhau cho thực đơn ngày Tết.
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Bột mì đa dụng: 150g
- Thịt heo xay: 150g
- Bắp cải: 30g
- Hành lá: 20g
- Dầu hào: 15g
- Dầu mè: 5g
- Gia vị: bột ngũ vị hương, tiêu xay, muối
- Lòng trắng trứng: số lượng 1
- Nước: 90ml
2.2. Các bước làm sủi cảo dưới sự giúp sức của nồi chiên hơi nước DINGO DSF16 PRO
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Rửa sạch bắp cải, bạn có thể dùng cải thảo thay thế cũng được. Để phần nhân bánh ngon hơn bạn nên cắt bắp cải thành miếng nhỏ.
- Thịt heo xay nhuyễn, ướp thêm ½ lòng trắng trứng, 15g dầu hào, 5g dầu mè, ½ thìa cà phê ngũ vị hương, ½ thìa cà phê tiêu xay, một chút muối.
- Rửa sạch hành lá rồi băm nhỏ.
Bước 2: Làm vỏ bánh:
- Rây bột vào tô lớn. Hòa tan một chút muối vào nước sôi dùng trộn bột. Đổ từ từ từng chút nước vào tô bột, dùng phới trộn đều. Nếu bột hơi khô thì thêm một chút nước để bột có cấu trúc ổn định hơn, sau đó đổ bột ra mặt phẳng, tiếp tục nhào thêm 10 phút.
- Bột đã trở thành một khối mịn dẻo, cán khối bột làm đôi. Se bột thành thanh dài có đường kính khoảng 4cm, bọc bằng màng bọc thực phẩm, để bột nghỉ 30 phút. Rắc một chút bột lên thớt sạch, chia thành những miếng nhỏ trọng lượng như nhau, phủ lên một lớp khăn ẩm, tránh mặt bột bị khô.
Bước 3: Làm nhân bánh:
- Đặt chảo lên bếp, đợi dầu sôi rồi phi thơm hai nhánh tỏi băm. Khi tỏi dậy mùi thơm thì thêm hành lá, bắp cải thái nhỏ vào đảo đều, nêm thêm chút muối cho đậm đà. Trộn toàn bộ hỗn hợp rau bắp cải và hành xào vào chỗ thịt heo đã ướp. Phần nhân sủi cảo đã hoàn thành.
Bước 4: Tạo hình cho bánh sủi cảo:
- Cho từng miếng bột vào lòng bàn tay, vo tròn rồi ấn dẹt. Sử dụng cây cán bột cán mỏng bột ra, chú ý nên cán sao cho độ dày tròn đồng đều nhau. Thêm nhân vào chính giữa, tạo hình sủi cảo tùy theo ý. Lặp lại các thao tác cho đến khi hết phần bột.
- Phần lớn sủi cảo gói theo hình bán nguyện. Khi gói gấp đôi vỏ lại, dùng ngón tay cố định viền lại theo diềm bán nguyệt, viền đều gọi là viền phúc. Nhiều gia đình kéo hai đầu bánh nối liền nhau như nén bạc.
Bước 5: Hấp sủi cảo bằng nồi chiên hơi nước DINGO DSF16 PRO:
- Xếp bánh sủi cảo vào khay đựng, nên dàn đều bánh để chín đều hơn. Cho khay bánh vào trong lòng nồi chiên hơi nước DINGO DSF16 PRO, chọn chức năng “Sủi cảo” với mức nhiệt 100 độ C trong vòng 20 phút. Thời gian đợi bánh chín, bạn có thể nghỉ ngơi hoặc làm các công việc nhà khác.
Bước 6: Thành phẩm:
- Bánh chín thơm lừng với lớp vỏ dai nhẹ, nhân thịt đậm đà, ngọt tự nhiên từ rau bắp cải. Khi ăn chấm thêm nước tương chua ngọt là chuẩn vị nhất. Chắc chắn đây là món bánh không chỉ người lớn yêu thích mà các bé cũng đều mê.
Để nhận được tư vấn hoặc muốn sở hữu hay tìm hiểu chi tiết về nồi chiên hơi nước DINGO DSF16 PRO hoặc các thiết bị gia dụng cao cấp DINGO, quý khách vui lòng truy cập website chính hãng: https://dingo.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp số hotline 1900 63 83 82 (Nhánh số 2) để được hỗ trợ nhanh nhất.